Thuế Nhập Khẩu Ưu Đãi Là Gì?

Thuế nhập khẩu ưu đãi là gì? Khi nào thì áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi? Điều kiện hưởng thuế suất ưu đãi và ưu đãi đặc biệt hàng hóa nhập khẩu là gì?

Hiểu được điều đó, chukysotphcm.net đã tổng hợp thông tin các loại thuế nhập khẩu cũng như giải đáp thắc mắc thuế nhập khẩu ưu đãi là gì cho bạn nhé!

Thuế nhập khẩu ưu đãi là gì?

Thuế nhập khẩu ưu đãi là loại thuế suất thuộc quy định thuế nhập khẩu theo quy định đối với những hàng hóa có nguồn gốc ngoài lãnh thổ Việt Nam. Thuế nhập khẩu ưu đãi là chính sách thuế được Việt Nam quy định với hàng hóa được nhập khẩu từ 172 quốc gia và vùng lãnh thổ có ký kết thỏa thuận thương mại theo Công văn 8678/TCHQ-TXNK ngày 09/9/2016.

Hiện nay có trên 180 quốc gia đã tham gia thỏa thuận về tối huệ quốc trong quan hệ thương mại, Khách hàng tham khảo về các quốc gia này có thể xem Công văn số 8678 của Tổng cục hải quan ban hành để gửi các Cục hải quan tỉnh, thành phố.

Thuế Nhập Khẩu Ưu Đãi Là Gì?

– Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan đáp ứng được các điều kiện xuất xứ từ các quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ tham gia thỏa thuận tối huệ quốc trong quan hệ với Việt Nam.

Lưu ý: Khu phi thuế quan được hiểu là khu vực kinh tế nằm trong địa giới lãnh thổ của nước ta. Khu phi thuế quan được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý rõ ràng để xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng.

Tại các khu này thì luôn bảo đảm tuyệt đối cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh,…

Khi nào thì áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi?

Khi nào thì áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi?
  • Khi hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia tham gia thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam hoặc hàng hóa tham gia từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước mà đáp ứng được các kiện xuất xứ từ các quốc gia thực hiện đối xử tối huệ quốc thì lúc này sẽ được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi khi tính mức thuế suất.
  • Thực tế nhiều khách hàng không hiểu tham gia tối huệ quốc là như nào thì nhân trong bài viết này chúng tôi cũng có giải thích luôn. Việc tham gia thỏa thuận tối huệ quốc tức là nếu một quốc gia dành cho một quốc gia thành viên khác một sự đối xử ưu đãi nào đó thì quốc gia này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các quốc gia thành viên khác, không được phân biệt đối xử.

Các loại thuế nhập khẩu?

Khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam thì người mua hàng cần hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế hàng hóa cho nhà nước.

Hiện nay các mức thuế nhập khẩu sẽ được quy định dựa trên những tiêu chí khác nhau của các hiệp định thương mại. Có 3 loại thuế nhập khẩu mà các doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình mua bán hàng nhập khẩu gồm: Thuế suất thông thường, Thuế nhập khẩu ưu đãi thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Thuế nhập khẩu ưu đãi

  • Là loại thuế suất được quy định theo luật thuế nhập khẩu được công bố bởi bộ tài chính Việt Nam về chinh sách áp dụng tỷ lệ thuế khi hàng hóa nhập khẩu từ các nước hoặc nhóm nước nằm trong khuôn khổ MFN trong quan hệ thương mại với nước ta.

Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được quy định dành cho những loại hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia, các nhóm quốc gia hay những vùng lãnh thổ thuộc danh sách các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam. Dễ hiểu hơn là khi nhập khẩu hàng hóa từ khu vực có hiệu lực theo các ký kết hiệp định thương mại song phương/ đa phương sẽ được áp dụng chính sách thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Đây là chính sách được các quốc gia trên thế giới hợp tác với nhau để đôi bên cùng có lợi trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Một số hiệp định song phương đã được ký kết bởi Việt Nam và các quốc gia trong đó có các điều khoản thỏa thuận về thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: ACFTA (Asean – Trung Quốc); ATIGA (Asean – Việt Nam); AANZFTA (Asean – Úc – New Zealand); AIFTA (Asean – Ấn Độ); VJEPA (Việt Nam – Nhật Bản); AJCEP (Asean – Nhật Bản); AKFTA (Asean – Hàn Quốc); VKFTA (Việt Nam – Hàn Quốc); VCFTA (Việt Nam – Chi Lê)
  • Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa sẽ có các trường hợp mặt hàng nhập khẩu thuộc danh sách thuế ưu đãi và thuế ưu đãi đặc biệt cùng lúc. Để xác định mức thuế xuất hợp lệ với trường hợp này sẽ phụ thuộc vào doanh nghiệp nhập khẩu chọn loại C/O nào, ví dụ như nên chọn C/O Form AJ hay VJ, C/O Form AK hay AJ …)

Thuế suất thông thường

  • Các loại hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài không thuộc 1 trong 2 các trường hợp thuế nhập khẩu ưu đãi hay thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì sẽ được áp dụng thuế suất thông thường. Doanh nghiệp có thể tra mức thuế suất thông thường trong phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 45/2017/QĐ-TTg đối với các hàng hóa được liệt kê trong danh mục này.
  • Mức thuế suất thông thường bằng 150% thuế suất ưu đãi khi nhập khẩu đối với các hàng hóa không có trong danh mục trên biểu thuế xuất nhập khẩu thông thường và không thuộc trường hợp thuế suất ưu đãi hay thuế suất ưu đãi đặc biệt. Đối với các trường hợp thuế suất ưu đãi bằng 0% thì lúc này doanh nghiệp không thể tính thuế suất thông thường bằng cách x150% mà sẽ áp dụng quy định thuế theo Điều 10 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016. Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo danh mục các loại hàng hóa có mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi bằng 0% theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP

Hàng hóa được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi

Hàng hóa được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi

Đối với mỗi hiệp định thương mại được ký kết giữa Việt Nam với các nước hoặc các nhóm nước sẽ có thỏa thuận áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi khác nhau tại mỗi khu vực cũng như mỗi nhóm hàng hóa. Mặc dù có sự khác nhau về điều khoản chi tiết, cụ thể nhưng thông thường các quy định áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đều được thỏa thuận dựa trên các điều kiện cần đảm bảo như:

  • Tất cả các loại hàng hóa muốn hưởng thuế suất ưu đãi thì phải đảm bảo về xuất xứ được kiểm soát thông qua hoạt động xác định tiêu chuẩn hàm lượng nội địa của các quốc gia.
  • Khi nhập khẩu hàng hóa bắt buộc đạt chứng nhận về yêu cầu trong xuất xứ của hàng hóa tuân thủ quy định Hiệp định Thương mại giữa các bên liên quan.
  • Hàng hóa không được nằm trong danh mục cấm nhập khẩu của Việt Nam như ma túy, cần sa, súng dân dụng, bom, thuốc nổ,… trừ những trường hợp đã được cấp phép phê duyệt theo đúng quy định.

Thuế nhập khẩu ưu đãi khác gì so với thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi đặc biệt

Phân biệt thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế thông thường và thuế suất ưu đãi đặc biệt

Cả ba loại thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt hay thuế suất thông thường đều thuộc nhóm thuế nhập khẩu mà các doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai cũng như hoàn thành trách nghiệp nộp thuế cho nhà nước. Để phân biệt được 3 loại thuế này thì bạn chỉ cần ghi nhớ một số đặc điểm đơn giản như:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: áp dụng cho các hàng hóa thuộc danh mục hưởng thuế ưu đãi dành cho các quốc gia thực hiện MFN (xử tối huệ quốc) trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia thuộc hiệp định thương mại tự do được ký kết song phương.
  • Thuế suất thông thường dành cho những hàng hóa nằm ngoài danh mục hưởng thuế ưu đãi và thuế ưu đãi đặc biệt. Áp dụng mức thuế  suất thông thường bằng 150% thuế suất ưu đãi đặc biệt nếu hàng hóa nằm ngoài danh mục thuế suất thông thường theo quy định chính phủ.

Thuế nhập khẩu là thành phần quan trọng và đòi hỏi sự chuẩn xác trong quá trình xác định cũng như kê khai phải tuân thủ đúng pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về thuế nhập khẩu ưu đãi, nếu có thắc mắc về thuế nhập-khẩu, xin liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0932780176