NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THỂ BỎ QUA VỀ CHỨNG THƯ SỐ

Bạn đang bối rối không biết chứng thư số là gì? Hay đang muốn tìm hiểu những thông tin liên quan đến chứng thư số? Nếu vậy thì bạn chắc chắn không thể bỏ qua bài viết này đâu.

1. Chứng thư số là gì?

Chứng thư số hay còn gọi là chứng thư điện tử, có tác dụng  giống như chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bạn vậy. Nó được dùng để xác nhận danh tính của một đối tượng (như phần mềm, ứng dụng, máy chủ) hoặc đại diện cho một cá nhân, một tổ chức khi tham gia giao dịch điện tử, nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình giao dịch.

Theo một cách định nghĩa khác thì chứng thư sốcặp khóa đã được mã hóa dữ liệu gồm thông tin & mã số thuế của doanh nghiệp, dùng để ký thay cho chữ ký thông thường trên các loại văn bản và tài liệu số (word, excel, pdf,…). Những tài liệu này sẽ hỗ trợ cho việc nộp thuế qua mạng, khai hải quan điện tử hoặc thực hiện những giao dịch điện tử khác.

Chứng thư số chứa public key và các thông tin của người dùng theo chuẩn X.509 do nhà cung cấp dịch vụ chứng thực tạo ra. Khóa bí mật của chữ ký số bắt buộc phải được lưu trữ trong USB Token (thiết bị phần cứng chuyên dụng) hoặc SmartCard cung cấp bởi nhà cung cấp chữ ký số. Các thiết bị này sẽ đảm bảo rằng khóa bí mật không bị sao chép hay bị virus phá hủy.

Đọc Thêm  Hướng dẫn đăng ký ủy quyền trích nợ trên cổng thanh toán điện tử và thông quan 24/7

2. Nội dung chứng thư số bao gồm:

  • Tên chủ thể, chủ sở hữu của chứng thư số.
  • Số hiệu (số seri) của chứng thư số.
  • Thời hạn hiệu lực của chứng thư số.
  • Khóa công khai (Public key).
  • Tên của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (Ví dụ: VIETTEL-CA…)
  • Chữ ký số của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • Những hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng chứng số.
  • Những hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • Những nội dung cần thiết khác theo Bộ Thông Tin Truyền Thông quy định.

3. Ứng dụng của chứng thư số:

Dựa vào máy chủ để xác định danh tính đối tượng đang thực hiện giao dịch điện tử, nhằm đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử.

4. Cấp chứng thư số ở đâu?

Các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số cũng chính là người phân phối chứng thư số (Ví dụ: VIETTEL-CA, VNPT-CA, FPT-CA,…)

5. Quy trình cấp chứng thư số

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ về thông tin cá nhân hoặc công ty như tên, giấy phép buôn bán và gửi đến các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số.

Bước 2: Những tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số sẽ xác thực thông tin của cá nhân, công ty xem có trùng khớp với thông tin tại trung tâm dữ liệu quốc gia không:

  1. Nếu chính xác thì hồ sơ đăng ký chứng thư số sẽ được chấp nhận. Sau đó thông tin của người đăng ký sẽ được nạp vào USB Token hoặc SmartCard.
  2. Nếu sai thì người đăng ký phải báo lại với nhà cung cấp để sửa lại ngay.
Đọc Thêm  Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập quyết toán thuế TNCN như thế nào?

Bước 3: Nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số sẽ gửi toàn bộ thông tin về doanh nghiệp cho Trung tâm chứng thực chữ ký số quốc gia – Trực thuộc cục Ứng dụng kỹ thuật thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bước 4: Doanh nghiệp đăng ký tài khoản với máy chủ của Tổng cục thuế (tên đăng nhập là Mã số thuế của doanh nghiệp), và gửi kèm public key.

Bước 5: Máy chủ thuế gửi yêu cầu xác thực thông tin đến Trung tâm chứng thực chữ ký số quốc gia để tiến hành kiểm duyệt.

Bước 6: Trung tâm chứng thực chữ ký số quốc gia gửi trả kết quả xác nhận với cơ quan thuế.

Sau khi nhận được xác nhận rằng thông tin doanh nghiệp đã hoàn toàn chính xác, thì doanh nghiệp có thể khai thuế online và thực hiện các giao dịch điện tử khác với chữ ký số và chứng thư số.

Với bài viết này, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về chứng thư số để có thể áp dụng hỗ trợ cho công việc thuận lợi hơn.

0932780176