Bài viết này Chukysotphcm sẽ thông tin đến các bạn luật thuế thu nhập cá nhất mới nhất hiện nay. Thuế thu nhập cá nhân chính là nguồn thuế thu vô cùng quan trọng trong ngân sách nhà nước.
Mỗi công dân khi tham gia lao động, tạo ra nguồn thu nhập đến mức quy định đều bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN với nhà nước. Cụ thể chi tiết qua nội dung bài viết này.
Nội dung chính
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
1. Khái niệm
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) chính là khoản tiền thuế do các cá nhân có thu nhập đóng cho nhà nước. Khoản tiền thuế này được trích ra từ tiền lương hay các khoản thu nhập khác của cá nhân đó.
2. Thu nhập bao nhiêu thì phải nộp thuế?
Những người có thu nhập từ trên 9 triệu đồng/tháng trở lên thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân (Theo quy định từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2020).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa Ban hành Nghị quyết số 954 về việc điều chỉnh các mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế được điều chỉnh từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng.
Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 và được áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2020. Với các trường hợp đã nộp thuế theo mức giảm trừ gia cảnh, được quy định tại Khoản 1, Điều 19 của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều.
Theo Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 được xác định lại, số thuế TNCN phải nộp theo mức giảm trừ gia cảnh quy định tại Nghị quyết này khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020.
3. Những ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Những đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
– Cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là các khoản thu nhập phát sinh bao gồm cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
– Cá nhân không lưu trú (Thường là người nước ngoài): Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Lưu ý: Cá nhân lưu trú là người có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên, được tính trong một năm dương lịch (hoặc 12 tháng liên tục) kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (nơi ở đăng ký thường trú hoặc thuê nhà ở Việt Nam theo hợp đồng thời hạn).
Những trường hợp được miễn giảm thuế TNCN
Theo Điều 4 Luật thuế TNCN, Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP được sửa đổi và bổ sung tại Nghị định 91/2014/NĐ-CP, đã quy định rõ về các khoản thu nhập được tính miễn thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể là đối với những trường hợp sau:
- Chuyển nhượng bất động sản giữa vợ – chồng, cha mẹ đẻ và con đẻ.
- Chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở cùng với tài sản gắn liền với đất ở của các cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có 1 nhà và đất ở duy nhất.
- Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được nhà nước giao đất.
- Nhận thừa kế bất động sản giữa vợ – chồng, cha mẹ đẻ – con đẻ.
- Quà tặng bất động sản giữa vợ – chồng, cha mẹ đẻ – con đẻ.
- Tiền lương làm ban đêm, làm thêm giờ (tăng ca) được trả cao hơn tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ quy định.
- Tiền lãi gửi tín dụng, tiền lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Công thức tính thuế TNCN
i) Thuế suất thuế thu nhập cá nhân
Với với các thu nhập từ kinh doanh, tiền công và tiền lương sẽ được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Với 7 bậc thuế cùng thuế suất thuế TNCN được tính theo thu nhập/tháng, chi tiết ở trong bảng sau:
Bậc thuế | Thu nhập tính thuế/tháng (triệu) | Thuế suất (%) |
Bậc 1 | 5 triệu | 5 |
Bậc 2 | Trên 5 đến 10 | 10 |
Bậc 3 | Trên 10 đến 18 | 15 |
Bậc 4 | Trên 18 đến 32 | 20 |
Bậc 5 | Trên 32 đến 52 | 25 |
Bậc 6 | Trên 52 đến 80 | 30 |
Bậc 7 | Trên 80 | 35 |
Bảng thuế suất trên được áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền công và tiền lương. Với tổng thu nhập chịu thuế từ các khoản bảo hiểm (BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH trách nhiệm nghề nghiệp).
Lưu ý: Phía trên là thu nhập tính thuế/tháng, với khoản 5 triệu đồng/tháng là thu nhập tính thuế sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ. Do đó, cứ miễn là thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
ii) Tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2020
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được tính tùy theo từng nhóm đối tượng, bao gồm:
– Cá nhân cư trú và ký hợp đồng lao động ít nhất từ 3 tháng trở lên: Áp dụng bảng thuế suất thuế TNCN trên.
– Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng: Khấu trừ 10%.
– Cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% .
Thuế TNCN được tính theo tháng, nhưng có thể kê khai theo tháng hoặc theo quý và cuối cùng là được quyết toán theo năm.
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNCN.
Với:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
= (Tổng thu nhập – Các khoản miễn thuế) – Các khoản giảm trừ.
Và:
Tổng thu nhập = Tổng tiền lương + tiền công + phụ cấp.
iii) Các khoản giảm trừ
Theo Điều 9 nằm trong Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi và bổ sung tại Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Các khoản giảm trừ theo quy định bao gồm:
– Đối với người nộp thuế: 9 triệu đồng/tháng.
– Mỗi người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng/tháng.
– Các khoản đóng bảo hiểm hay quỹ hưu trí tự nguyện.
– Các khoản góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo khác.
Các khoản miễn thuế thu nhập cá nhân:
– Tiền phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca (không quá 730.000 đồng/tháng).
– Tiền phụ cấp trang phục (không quá 5.000.000 đồng/năm và nếu bằng hiện vật thì miễn toàn bộ).
– Tiền phụ cấp điện thoại, tiền xăng xe, tiền công tác…
Xử phạt khi không nộp hoặc nộp chậm trễ thuế TNCN
Các mức phạt về việc chậm nộp thuế TNCN được quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 34 Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi và bổ sung tại Thông tư 130/2016/TT-BTC, cụ thể:
– Với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 1/7/2016, thì tiền chậm nộp thuế được tính với mức 0.03%/ngày/số tiền thuế chậm nộp.
– Với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 1/7/2016 nhưng sau ngày 1/7/2016 vẫn chưa nộp thì được tính như sau:
+ Trước ngày 1/1/2015 thì:
- Số ngày chậm nộp < 90 ngày thì Mức Tiền phạt = Tiền thuế chậm nộp x 0.05% x Số ngày chậm nộp.
- Số ngày chậm nộp > 90 ngày thì Mức Tiền phạt = Tiền thuế chậm nộp x 0.07% x Số ngày chậm nộp – 90 ngày.
+ Từ ngày 1/1/2015 – trước ngày 1/7/2016 thì
- Tiền chậm nộp được tính theo 0.05%/ngày.
Các câu hỏi thường gặp về thuế thu nhập cá nhân
1. Mức lương bao nhiêu thì đóng thuế thu nhập cá nhân?
Trả lời: Thu nhập từ trên 9 triệu đồng (kể từ ngày 1/7/2013) và 11 triệu đồng (kể từ ngày 1/7/2020) thì sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
2. Thuế thu nhập cá nhân tiếng anh là gì?
Thuế thu nhập cá nhân trong tiếng Anh được gọi là Personal Income Tax (PIT).
3. Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi bạn có thu nhập hàng tháng trên 11 triệu đồng/tháng. Thuế TNCN được quyết toán theo năm, tính theo tháng và được kê khai theo tháng hoặc quý.
4. Thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu phần trăm?
Với mỗi bậc thuế (từ 1 – 7) thì sẽ có mức thuế suất (%) riêng, từ 5% cho tới 35%.
5. Tra cứu mã số thuế cá nhân như thế nào?
Để tra cứu mã số thuế cá nhân, các bạn có thể truy cập bài viết về tra cứu mã số thuế cá nhân và làm theo các hướng dẫn để tra cứu thông tin chính xác nhất.