Trong quá trình triển khai các hình thức sử dụng hóa đơn điện tử; Có khá nhiều doanh nghiệp còn gặp vấn đề về việc sử dụng các ký hiệu và tiêu thức sao cho hợp lệ.
Bài viết này ChukysoTPHCM sẽ giải thích cụ thể và chi tiết hơn về vấn đề trên.
Nội dung chính
I. Quy định về ký hiệu trên hóa đơn điện tử
Kể từ ngày 1/11/2018, theo nghị định số 119/2018/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực thi hành. Nội dung chính của nghị định này có đề cập đến việc tất cả các doanh nghiệp đều phải bắt buộc chuyển sang hình thức hóa đơn điện tử trước ngày 1/11/2020.
Điều này thể hiện lên quyết tâm của Chính phủ trong việc hướng đến lợi ích doanh nghiệp như giảm thiểu các thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí in ấn và phát hành hóa đơn giấy.
Để có thể tiến hành, các doanh nghiệp cần nắm vững được những quy định hóa đơn điện tử về phát hành hóa đơn hợp lệ; Đặc biệt là những quy định cụ thể về ký hiệu và tiêu thức trên hóa đơn điện tử.
1. Mẫu số hóa đơn
Mẫu số hóa đơn thường bao gồm 11 ký tự, trong đó:
02 ký tự đầu tiên thể hiện loại hóa đơn
(Tối đa) 4 ký tự tiếp theo thể hiện tên hóa đơn
01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên của hóa đơn
01 ký tự tiếp theo là ký tự “/” dùng để phân biệt số liên với số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn
03 ký tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.
Ví dụ cụ thể: Mẫu số hóa đơn 01GTKT0/001 sẽ được hiểu theo cách như sau:
01 là loại hóa đơn GTGT
GTGT là loại hóa đơn giá trị gia tăng
001 là Mẫu thứ nhất
Các doanh nghiệp cần thay đổi số thứ tự mẫu trong hóa đơn khi có thay đổi về 1 trong số tiêu chí trên mẫu hóa đơn đã thông báo phát hành; như một trong các nội dung bắt buộc; kích thước hóa đơn, nhu cầu sử dụng hóa đơn, …..
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề dịch vụ có sử dụng tem, vé, thẻ thì bắt buộc phải ghi 3 ký tự đầu để phân biệt tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng.
Cụ thể là:
Ký hiệu 01/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn GTGT.
Ký hiệu 02/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn bán hàng.
Những thông tin còn lại do doanh nghiệp tự quy định nhưng cần phải đảm bảo không vượt quá 11 ký tự.
2. Ký hiệu hóa đơn
Ký hiệu hóa đơn bao gồm 6 ký tự trong trường hợp hóa đơn được sử dụng bởi các tổ chức, cá nhân tự in và đặt in. Trong đó:
02 ký tự đầu dùng để phân biệt các ký hiệu hóa đơn.
Ký tự phân biệt là hai chữ cái trong số 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y;
03 ký tự cuối cùng sẽ thể hiện năm tạo hóa đơn và hình thức hóa đơn.
Năm tạo hóa đơn được thể hiện bằng 2 số cuối của năm. Ký hiệu của hình thức hóa đơn điện tử là E.
Giữa 2 phần được phân cách bằng ký tự “/”
Ví dụ cụ thể: AA/17E thì trong đó AA là ký hiệu hóa đơn, 17 là hóa đơn được tạo năm 2017, E là ký hiệu hóa đơn điện tử.
3. Số thứ tự hóa đơn
Số thứ tự hóa đơn được quy định ghi bằng dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng 1 ký hiệu hóa đơn, bao gồm 7 chữ số.
4. Tên, MST của tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung cấp phần mềm tự in hóa đơn
Thường được đặt ở phần dưới cùng, chính giữa hoặc bên cạnh của tờ hóa đơn.
II. Quy định về tiêu thức của hóa đơn
Căn cứ theo Điểm d Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC; Thì các hóa đơn điện tử phải đảm bảo đủ các nội dung như: Tên hàng hóa, dịch vụ; Đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; Thành tiền được ghi bằng số và bằng chữ.
Đối với hóa đơn giá trị gia tăng thì ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
Theo khoản 2 điều 16 trong Thông tư số 39/2014/TT-BTC; Quy định các tiêu thức số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống nếu có.
Đối với các trường hợp hóa đơn tự in hoặc đặt in được lập bằng máy tính nếu như có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.
III. Một số quy định về tiêu thức chữ ký bên mua và bên bán
Hóa đơn điện tử cần phải có chữ ký điện tử theo quy định pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định pháp luật của người mua trong trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp khi sử dụng hóa đơn số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật về thuế, Tổng Cục Thuế sẽ xem xét cho phép doanh nghiệp đó sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán”.
Trong trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán; Hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh các việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu,… thì người bán lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.
Trường hợp hóa đơn điện tử là hóa đơn điện nước, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ viễn thông thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua và dấu của người bán.
Trường hợp hóa đơn điện tử thuộc ngành dịch vụ như vé xem phim, ca nhạc, dịch vụ chăm sóc khách hàng thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính.
Như vậy là ChukysoTPHCM đã thông tin đến các bạn và doanh nghiệp những quy định về ký hiệu và tiêu thức trên hóa đơn điện tử cần nắm rõ. Nếu như cần hỗ trợ về các vấn đề hóa đơn điện tử hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng.