Quy định mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh tăng mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/ tháng – tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/ tháng sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2020 và được áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020.
Theo đó, khi thực thực hiện phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân theo mức giảm trừ gia cảnh, kế toán viên cần cập nhật cách tính mới kể từ ngày 01/7/2020.
Nội dung chính
Tính thuế TNCN, tiền công, tiền lương theo luật hiện hành
Việc sử dụng người lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh là điều kiện tất yếu của từng doanh nghiệp. Khi người lao động thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình thì các doanh nghiệp cũng bắt buộc phải đảm bảo được đầy đủ những quyền lợi cho người lao động dựa trên hợp đồng lao động đã ký.
Theo đó, căn cứ vào quy định tại Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Doanh nghiệp thực hiện trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân.
Đồng thời, có trách nhiệm khai quyết toán thuế và thực hiện quyết toán thuế TNCN thay cho mỗi cá nhân có uỷ quyền quyết toán TNCN , không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.
Đối với trường hợp mà doanh nghiệp không có phát sinh trả thu nhập thì không cần phải thực hiện khai quyết toán thuế TNCN.
* Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công như sau:
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
Trong đó, thu nhập tính thuế được tính từ thu nhập chịu thuế – những khoản giảm trừ.
3 khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân
Đối với người nộp thuế cư trú, khi thực hiện tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương thì những khoản giảm trừ sẽ được tính vào thu nhập tính thuế. Dưới đây chính là 3 khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN được áp dụng với cá nhân cư trú:
– Thứ nhất là giảm trừ gia cảnh bản thân và người phụ thuộc:
Với quy định mới, kể từ ngày 01/7/2020 mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân là 11 triệu động / tháng và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/ tháng.
– Thứ hai là áp dụng giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm và quan hưu trí tự nguyện.
Những khoản bảo hiểm được giảm trừ bao gồm BHXH, BHYT, BHTN (bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số lĩnh vực kinh doanh).
Cùng với đó, khoản quỹ hưu trí tự nguyện sẽ được trừ khỏi tính thuế TNCN thực tế phát sinh; nhưng tối đa không quá 1 triệu đồng(bao gồm tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả tiền do người lao động tự đóng (nếu có).
Đối với các cá nhân là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam hoặc người Việt Nam là cá nhân cư trú làm việc tại nước ngoài, thì thực hiện đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia mang quốc tịch hoặc làm việc tương tự quy định của pháp luật Việt Nam.
– Thứ 3 là những khoản giảm trừ đối với những khoản tiền là đóng góp từ thiện, nhân đạo hay khuyến học.
Trên đây là những chia sẻ của ChukysoTPHCM về cách tính thuế TNCN theo mức giảm trừ gia cảnh. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong vấn đề tính thuế TNCN cho người lao động.