Doanh nghiệp được sử dụng chữ ký số trong những trường hợp nào? Rất nhiều doanh nghiệp chỉ biết đến công dụng kê khai thuế của chữ ký số nên chưa tận dụng được tối đa công dụng khác của thiết bị này.
Vì thế bài viết này ChukysoTPHCM sẽ gợi ý những trường hợp mà doanh nghiệp được phép sử dụng chữ ký số để có thể ứng dụng thực tiễn vào công việc một cách hiệu quả nhất.
Nội dung chính
Chữ ký số là gì?
Chữ ký số được hiểu nôm na là một loại chữ ký điện tử được tạo ra thông qua sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng.
Như vậy ta có thể dễ dàng xác định được người nắm giữ thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký theo đúng quy định của pháp luật.
Các trường hợp được phép sử dụng chữ ký số
Giao dịch với các cơ quan, tổ chức nhà nước
Chữ ký số được ứng dụng nhiều nhất ở trong các thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước như: đăng ký thành lập doanh nghiệp, thay đổi con dấu, bổ sung ngành nghề kinh doanh, kê khai và nộp thuế điện tử, thay đổi người đại diện pháp luật, kê khai và đóng BHXH – bảo hiểm thất nghiệp – bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,…
Nhờ có chữ ký số mà các doanh nghiệp không cần phải trực tiếp tới cơ quan nhà nước để thực hiện các thủ tục hành chính. Giúp tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức cũng như chi phí cho mỗi lần giao dịch.
Đọc thêm:
- Chữ ký số đóng vai trò quan trọng như thế nào trong giao dịch điện tử?
- Những Nội Dung Quan Trọng Về Chữ Ký Số Doanh Nghiệp Mà Kế Toán Cần Nắm Vững
- Tổng Hợp Quy Định Về Sử Dụng Chữ Ký Số Mới Nhất Mà Doanh Nghiệp Cần Nắm Rõ
Giao dịch với các đối tác từ xa
Để giao dịch được với các đối tác từ xa, các doanh nghiệp nhất định không thể nào không sử dụng chữ ký số. Chữ ký số giúp cho việc trao đổi các hợp đồng, văn bản, chứng từ hay mua bán hàng hóa diễn ra dễ dàng mà không cần gặp mặt trực tiếp và vẫn đảm bảo an toàn về bảo mật thông tin cũng như danh tính của các bên.
Giao dịch điện tử thông thường
Chữ ký số được dùng thay thế cho chữ ký thông thường trong tất cả các trường hợp giao dịch điện tử. Nó luôn bảo đảm được tính pháp lý tương đương theo quy định của luật giao dịch điện tử như khi ký kết hợp đồng của các cá nhân, cơ quan tổ chức.
Ngoài ra, các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có thể dùng chữ ký số như trong những công cụ bảo mật email của mình để thực hiện công việc trao đổi các thông tin, giấy tờ nhanh chóng và an toàn.
Giá trị pháp lý của chữ ký số
Theo điều 24 Luật giao dịch điện tử và Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, để một chữ ký số được coi là hợp pháp thì chữ ký số đó phải đảm bảo được đầy đủ tính an toàn theo các điều kiện sau:
Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cung cấp:
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng.
Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
Nếu như chữ ký số không đáp ứng đủ các điều kiện tối thiểu về an toàn này thì chữ ký số đó không được công nhận giá trị pháp lý.
Việc sử dụng những loại chữ ký số này sẽ khiến cho người sử dụng có nguy cơ gặp rủi ro về mặt pháp lý do không tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Hy vọng qua bài viết mà ChukysoTPHCM chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các doanh nghiệp sử dụng chữ ký số một cách hiệu quả. Nếu có vấn đề thắc mắc cần tư vần thêm hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ bên dưới.