Chứng thư số là gì?

Chứng thư số là một trong những công cụ điện tử quan trọng trong lĩnh vực Thuế (TAX) cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu chứng thư số là gì, chứng thư số để làm gì và mối liên hệ của nó với chữ ký số.

Chứng thư số là gì?

Khái niệm

Chứng thư số là một loại chứng thư điện tử do tổ chức dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp. Có thể được xem chứng thư số như là một “chứng minh thư” của doanh nghiệp dùng trong môi trường của internet và máy tính. (Theo Wiki)

chứng thư số là gì

Công dụng của chứng thư số

Chứng thư số được sử dụng để nhận diện một cá nhân, một máy chủ, hay là một vài đối tượng khác và gắn định danh của đối tượng đó với một public key, được cấp bởi những tổ chức có thẩm quyền xác định nhận danh và cấp chứng thư số.

Mối liên hệ với chữ ký số

Chứng thư số chứa public key và các thông tin của người dùng theo chuẩn X.509 được tạo bởi nhà cung cấp dịch vụ chứng thực.

Khóa bí mật của chữ ký số bắt buộc phải lưu trữ trong ổ USB Token – một thiết bị phần cứng chuyên dụng hoặc SmartCard cung cấp bởi nhà cung cấp. Các thiết bị này đảm bảo rằng khóa bí mật không bị copy hay bị virus phá hỏng.

“KÝ SỐ” nghĩa là việc đưa khóa bí mật vào một phần mềm để tự động tạo và gắn chữ ký số vào thông điệp dữ liệu nào đó.

TOKEN là một thiết bị có lưu trữ thông tin và MST của doanh nghiệp.

Chứng thư số là cặp khóa đã được mã hóa dữ liệu gồm thông tin công ty & mã số thuế của DN, dùng để ký thay cho chữ ký thông thường, được ký trên các loại văn bản và tài liệu số như: word, excel, pdf….., những tài liệu này dùng để nộp thuế qua mạng, khai hải quan điện tử và thực hiện các giao dịch điện tử khác.

Chữ ký số và chứng thư số là 2 công cụ điện tử có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.

Sau khi cung cấp chứng thư số, nhà cung cấp sẽ tạo ra chữ ký số cho doanh nghiệp. Chữ ký số sẽ được tạo ra ngay trong khoảng thời gian chứng thư số còn hiệu lực và được kiểm tra bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó để được coi là an toàn.

Chứng thư số sẽ được dùng để giúp đối tác của người sử dụng xác định chữ ký, chứng minh của mình đúng.

Như vậy, để cho DOANH NGHIỆP dễ hiểu thì chữ ký số là khóa bí mật, chứng thư số là khóa công khai. Và chỉ khi kết hợp 2 khóa này lại, chữ ký số Token mới là chữ ký số hợp lệ được chấp nhận.

chứng thư số khác biệt với chữ ký số không

Chứng thư số chứa những nội dung gì?

Trong chứng minh thư của bạn luôn có những thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, hộ khẩu thường trú… đúng không?

Chứng thư số cũng vậy, tuy nhiên dữ liệu trên chứng thư số không phải những thông tin như trên mà bao gồm các nội dung dữ liệu sau đây:

  1. Tên thuê bao
  2. Số hiệu của chứng thư số (Serial)
  3. Thời hạn hiệu lực của chứng thư số
  4. Tên tổ chức chứng thực chữ ký số (FPTCA, NEWCA, VINCA, EFY CA, EASYCA, VNPT-CA, CA2, BKAV-CA, VIETTEL-CA…)
  5. Chữ ký số của tổ chức chứng thực chữ ký số
  6. Thư hạn chế mục đích và phạm vi sử dụng của chứng thư số
  7. Những hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
  8. Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin& Truyền thông

Đến đây có lẽ các bạn cũng hiểu kha khá về chứng thư số rồi. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa chứng thư số và chữ ký số là gì?

Thông tin thêm:

Có 1 cách giải thích rõ hơn về dịch vụ Chữ ký số như sau:

Thông thường khi bạn mua Chữ ký số thường phải chịu 02 khoản phí:

  • Thứ nhất: Phí mua TOKEN: Bản thân chiếc Token này chỉ đơn thuần là 01 chiếc USB trống rỗng, chưa thể gọi là Chữ Ký số như thường gọi được.
  • Thứ hai là Phí Dịch vụ:
    • Đây là phí dịch vụ cấp chứng thư số khi bạn mua dịch vụ này thì nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số sẽ nạp các thông tin liên quan đến Doanh nghiệp vào TOKEN của Qúy khách và sinh ra một cặp khóa gồm khóa bí mật và khóa công khai.
    • Khóa bí mật để thực hiện việc ký số, khóa công khai giúp nhận dạng chữ ký số.

Doanh nghiệp muốn tạo được chữ ký số thì trước tiên cần có chứng thư số. Với chứng thư số doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu. Sau khi đã có chứng thư số, doanh nghiệp mới được phép tạo lập chữ ký số.

Nhiều doanh nghiệp thường gặp vướng mắc khi khách hàng không có chữ ký số, đặc biệt là trong việc sử dụng hóa đơn điện tử. Theo yêu cầu, nếu khách hàng không phải thuộc 2 trường hợp sau đây thì không yêu cầu có chữ ký số của người mua.

Bên mua không phải là đơn vị kế toán

Trường hợp bên mua là đơn vị kế toán nhưng có đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như: Hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu…

Như vậy, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký của người mua hàng nhưng phải có chữ ký điện tử của người bán hàng.

TRUNG TÂM KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG:

  • Chữ ký số TPHCM
  • Địa chỉ: 19 Đường C18, Phường 12, Tân Bình, Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 093 278 01 76
  • Website: https://www.facebook.com/chukysohochiminh
0932780176