Chữ ký số có giá trị pháp lý như thế nào? Chữ ký số được coi như là con dấu đối với doanh nghiệp và giống như chữ ký tay đối với cá nhân.
Nhưng liệu rằng việc sử dụng chữ ký số thay cho con dấu và chữ ký tay có thực sự là hợp pháp? Vậy thì chữ ký số có giá trị pháp lý hay không? Cùng tìm hiểu với ChukysoTPHCM qua bài viết này nhé.
Đọc thêm:
- Hợp Đồng Điện Tử Là Gì? Những Nội Dung Áp Dụng Hợp Đồng Điện Tử Cần Lưu Ý
- Giao dịch điện tử là gì?
- Phân Biệt Chữ Ký Điện Tử Và Chữ Ký Số Giống Và Khác Nhau Như Thế Nào?
- Tổng Hợp Quy Định Về Sử Dụng Chữ Ký Số Mới Nhất Mà Doanh Nghiệp Cần Nắm Rõ
Chữ ký số có giá trị pháp lý hay không?
Theo điều 24 Luật giao dịch điện tử, giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định như sau:
1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần phải có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng, nếu như chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
- a) Phương pháp tạo ra chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu.
- b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.
2. Trong trường hợp nếu pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Giao dịch điện tử và chữ ký điện tử đó có chứng thực.”
Còn theo như quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP về thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số thì:
“1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần phải có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Trong trường hợp nếu pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.”
Như vậy, thì câu trả lời là chữ ký số có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, để 1 chữ ký số được coi là hợp pháp thì chữ ký số đó phải đảm bảo được đầy đủ an toàn theo các điều kiện như:
Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và được kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do 1 trong các tổ chức sau đây cấp:Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện để đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng.
Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký ở tại thời điểm ký.
Nếu như chữ ký số không đáp ứng đủ các điều kiện tối thiểu về an toàn này thì chữ ký số đó không được công nhận giá trị pháp lý. Việc sử dụng các loại chữ ký số này sẽ khiến cho người dùng có nguy cơ gặp rủi ro về mặt pháp lý, do không tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Hy vọng qua bài viết này thì các doanh nghiệp, cá nhân sẽ hiểu rõ hơn về chữ ký số cùng giá trị pháp lý của nó. Nếu có nhu cầu sử dụng chữ ký số giá tốt hay tư vấn về chữ ký số các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ bên dưới.