Chữ ký điện tử là gì? Tính pháp lý của chữ ký điện tử

Chu-ky-dien-tu-la-gi-1

Chữ ký điện tử là gì? Trong các giao dịch điện tử, những văn bản tài liệu hiện nay đã dần được chuyển sang và lưu trữ dưới dạng số. Vì thế mà các chữ ký đi kèm lên nó cũng cần phải có sự tương thích phù hợp.

Đó là lý do mà chữ ký điện tử ra đời.

Chữ ký điện tử là loại chữ ký được sử dụng trong tất cả giao dịch điện tử. Tuy nhiên thì không phải ai cũng hiểu rõ về loại chữ ký này. Cùng Chukysotphcm tìm hiểu chi tiết về chữ ký điện tử qua nội dung dưới đây.

Chữ ký điện tử là gì?

Chu-ky-dien-tu-la-gi-1

1. Khái niệm chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử ( trong tiếng Anh là electronic signature) là thông tin đi kèm theo dữ liệu (bao gồm văn bản, hình ảnh, video…) với công dụng là xác định chủ dữ liệu.

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng:

Chữ ký điện tử chính là một đoạn thông tin đi kèm với dữ liệu điện tử để xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký kết.

2. Tác dụng của chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử giúp xác định được chủ thể của dữ liệu đó là ai.

Chu-ky-dien-tu-la-gi-2

3. Chữ ký điện tử và chữ ký số

Một số người thường hay nhầm lẫn rằng chữ ký sốchữ ký điện tử. Thực tế thì chữ ký số chỉ là một tập con của chữ ký điện tử.

Tính pháp lý của chữ ký điện tử

Chu-ky-dien-tu-la-gi-3

Theo Luật giao dịch điện tử Việt Nam thì,

  • Chứng thư điện tử chính là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành. Nhằm xác nhận các cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.
  • Chứng thực chữ ký điện tử chính là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.
  • Dữ liệu là thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc các dạng khác tương tự.
  • Thông điệp dữ liệu chính là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
  • Nghị định số 57/2006/ND-CP ngày 9/6/2006 về Thương mại điện tử;
  • Nghị định số 26/2007/NĐ-CP về chữ ký số ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
  • Nghị định số 27/2007/ND-CP ngày 23/2/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
  • Nghị định 130/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Ứng dụng của chữ ký số điện tử

Ứng dụng của chữ ký số điện tử trong các hoạt động giao dịch thông thường:

  • Ký và mã hóa với email.
  • Ký file tài liệu PDF.
  • Ký file Microsoft Office: Word, Excel, …
  • Đăng nhập Windows, Website.
  • Mã hóa và giải mã.

Chu-ky-so-dien-tu-va-nhung-ung-dung-cua-chu-ky-so-dien-tu-3

Cụ thể:

Chữ ký số điện tử có thể sử dụng thay thế chữ ký tay trong tất cả các trường hợp giao dịch thương mại điện tử trong môi trường số:

– Sử dụng chữ ký số điện tử trong các giao dịch thư điện tử, ký vào các email để các đối tác, khách hàng của bạn biết có phải bạn là người gửi thư không.

– Sử dụng dụng chữ ký số điện tử để đầu tư chứng khoán trực tuyến, mua bán hàng trực tuyến, có thể dùng để thanh toán online, chuyển tiền trực tuyến mà không sợ bị mất cắp tiền như với đối với các tài khoản VISA, Master.

– Các đối tác có thể ký hợp đồng kinh tế hoàn toàn trực tuyến không cần gặp mặt trực tiếp với nhau, chỉ cần ký vào file hợp đồng và gửi qua email.

– Dùng để kê khai, nộp thuế trực tuyến, khai báo hải quan và thông quan trực tuyến mà không phải mất thời gian in các tờ khai, trình ký đóng dấu đỏ của công ty rồi đến cơ quan thuế xếp hàng và ngồi đợi để nộp tờ khai này.

– Xác nhận đăng nhập vào một số Cổng giao dịch trực tuyến như : của Bộ Kế hoạch đầu tư; của Tổng cục Hải quan.
Chu-ky-so-dien-tu-va-nhung-ung-dung-cua-chu-ky-so-dien-tu-2

Bên cạnh đó, trong tương lai, các cơ quan chính phủ, nhà nước sẽ làm việc với nhân dân hoàn toàn trực tuyến và một cửa. Việc sử dụng chữ ký số sẽ giúp các cá nhân, tổ chức , doanh nghiệp dễ dàng sử dụng với các ứng dụng chính phủ điện tử, các cơ quan nhà nước khi cần làm thủ tục hành chính hay xin một xác nhận của cơ quan nhà nước để khai vào mẫu và ký số để gửi.

Một số ứng dụng chữ ký số điện tử điển hình:

  • Ứng dụng trong Chính phủ điện tử

+ Ứng dụng của Bộ Tài chính.

+ Ứng dụng của Bộ Công thương.

+ Ứng dụng của Bộ KHCN, …

  • Ứng dụng trong Thương mại điện tử

+ Mua bán, đặt hàng trực tuyến

+ Thanh toán trực tuyến, …

  • Ứng dụng trong giao dịch trực tuyến

+ Giao dịch qua email

  • Hội nghị truyền hình và làm việc từ xa với Mega eMeeting, …

Lợi ích của chữ ký số điện tử

Chu-ky-so-dien-tu-va-nhung-ung-dung-cua-chu-ky-so-dien-tu-1

Việc sử dụng chữ ký số điện tử giúp cho các doanh nghiệp tối ưu hóa các thủ tục và quy trình giao dịch trực tuyến, cụ thể như:

  • Tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình hoạt động giao dịch điện tử.
  • Linh hoạt trong cách thức ký kết các văn bản hợp đồng, buôn bán,…có thể diễn ra ở bất kỳ nơi đâu, ở bất kỳ thời gian nào.
  • Đơn giản hóa quy trình chuyển, gửi tài liệu, hồ sơ cho đối tác khách hàng, cơ quan tổ chức.
  • Bảo mật danh tính của cá nhân, doanh nghiệp an toàn.
  • Thuận lợi trong việc nộp hồ sơ thuế, kê khai thuế cho doanh nghiệp khi chỉ cần sử dụng chữ ký điện tử thực hiện các giao dịch điện tử là có thể hoàn thành xong các quá trình đó.

Trên đây là khái niệm về chữ ký điện tử và tính pháp lý của nó mà Chukysotphcm chia sẻ đến các bạn. Nếu còn thắc mắc về chữ ký số hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

0932780176