Bạn đang tìm hiểu về cách tính thuế thu nhập cá nhân, bài viết sẽ giả thích và hướng dẫn bạn các tính tiền lương, tiền công và phụ cấp cá nhân đối với lao động trên 3 tháng và dưới 3 tháng làm việc.

Trước tiên, thuế thu nhập cá nhân là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu trước khi bạn biết cách tính thuế TNCN nhé:
Nội dung chính
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh trên các khoản thu nhập của cá nhân như tiền lương, tiền công; chuyển nhượng vốn, bất động sản; đầu tư… mà cá nhân phải trích nộp vào ngân sách nhà nước.
Bài viết liên quan:
- Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp
- Kê khai thuế qua mạng – kekhaithue
- Nhận tờ khai thuế qua mạng – nhantokhai
- Hướng dẫn cài đặt phần mềm hỗ trợ kê khai thuế HTKK 4.1.1
- Mã số thuế cá nhân là gì? Đăng ký mã số thuế cá nhân ở đâu?
Đối tượng nộp thuế
Cá nhân cư trú tại Việt Nam
- Cá nhân có mặt ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch.
- Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên có đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
- Đối với người nước ngoài: Có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam: bao gồm cả ở khách sạn, nhà nghỉ, nơi làm việc… tổng số ngày thuê ở các hợp đồng từ 183 ngày trở lên.
Cá nhân không cư trú tại Việt Nam
- Những cá nhân không đáp ứng ba điều kiện trên thì thuộc diện cá nhân không cư trú.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Có 3 cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ tiền lương, tiền công dành cho 3 đối tượng khác nhau, cụ thể:
- Tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần: Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ 3 tháng trở lên;
- Thuế suất 10%: Dành cho cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ;
- Thuế suất 20%: Đối với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài.
Các bước tính thuế TNCN
Công thức tính thuế TNCN cần nhớ:
- (1) Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản miễn thuế
- (2)Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
- (3)Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
- Bước 1: Tính tổng thu nhập: Cộng tất cả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công, phụ cấp
- Bước 2: Xác định các khoản được miễn thuế TNCN
- Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo Công thức (1)
- Bước 4: Xác định các khoản giảm trừ
- Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo Công thức (2)
- Bước 6: Tính thuế TNCN phải nộp theo Công thức (3)

Các khoản miễn thuế
Theo Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 2014) các khoản thu nhập sau đây sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân:
– Thu nhập từ chuyển nhượng, nhận thừa kế, tặng cho bất động sản (BĐS) giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ…;
– Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất (QSDĐ) ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất;
– Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật;
– Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…

Các khoản giảm trừ
Theo Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC, các khoản giảm trừ gồm:
– Giảm trừ đối với người nộp thuế: 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
– Giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng/tháng (43,2 triệu đồng/năm);
– Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện;
– Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Bên cạnh các khoản giảm trừ, các khoản sau cũng không chịu thuế TNCN khi tính thuế:
– Tiền ăn trưa, ăn giữa ca không vượt quá 730.000 đồng/tháng
– Tiền phụ cấp trang phục không quá 5.000.000 đồng/năm (Miễn toàn bộ nếu chi bằng hiện vật)
– Phụ cấp điện thoai, tiền xăng, tiền công tác phí (theo Quy chế công ty)…

Cách tính TNCN trên 3 tháng làm việc

Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) | Công thức tính số thuế phải nộp |
1 | Đến 5 | 5 | Thu nhập tính thuế (TNTT) x 5% |
2 | Trên 5 đến 10 | 10 | TNTT x 10% – 250.000 đ |
3 | Trên 10 đến 18 | 15 | TNTT x 15% – 750.000 đ |
4 | Trên 18 đến 32 | 20 | TNTT x 20% – 1.650.000 đ |
5 | Trên 32 đến 52 | 25 | TNTT x 25% – 3.250.000 đ |
6 | Trên 52 đến 80 | 30 | TNTT x 30% – 5.850.000 đ |
7 | Trên 80 | 35 | TNTT x 35% – 9.850.000 đ |
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập – (Các khoản miễn thuế + Các khoản giảm trừ + Các khoản không chịu thuế)
Cách tính TNCN dưới 3 tháng làm việc
Cá nhân cư trú không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%
(3) Cá nhân không cư trú
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế x thuế suất 20%.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 20%
Thủ Tục Quyết Toán Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Đối với trường hợp cá nhân uỷ quyền cho tổ chức chi trả quyết toán thay
- Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền công, tiền lương có ký hợp đồng lao động trên 3 tháng tại 1 tổ chức chi trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm quyết toán được uỷ quyền quyết toán thuế thay tại tổ chức chi trả đó đối với phần thu nhập do tổ chức đó chi trả.
- Cá nhân uỷ quyền cho tổ chức chi trả thu nhập quyết toán thay theo mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Đối với trường hợp cá nhân tự quyết toán thuế
Các trường hợp cá nhân phải tự quyết toán thuế với cơ quan thuế:
- Cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương có ký hợp đồng lao động trên 3 tháng tại duy nhất 1 tổ chức chi trả thu nhập nhưng thực tế vào thời điểm quyết toán, cá nhân không còn làm việc tại tổ chức đó.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương có ký hợp đồng lao động trên 3 tháng từ nhiều nơi.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương có ký hợp đồng lao động trên 3 tháng tại 1 tổ chức chi trả, đồng thời có thu nhập vãng lai tại nơi khác.
- Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế TNCN với thuế suất 10%.
Hồ sơ khai thuế:
- Tờ khai quyết toán thuế Mẫu sô 02/QTT-TNCN, Phụ lục mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN nếu có đăng ký người phụ thuộc (Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC) => Vào phần mềm HTKK => Chọn Quyết toán thuế thu nhập cá nhân => Chọn 02/QTT-TNCN.
- Các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm – Chứng từ khấu trừ thuế (liên giao cho người nộp thuế), số tiền thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có). Cá nhân cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên các chứng từ đó.
- Thư xác nhận thu nhập của cá nhân trong năm. (Đính kèm file)
- Các hoá đơn, chứng từ chứng minh các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, khuyến học (nếu có)
- Trường hợp cá nhân nhận thu nhập từ các tổ chức quốc tế và nhận thu nhập từ nước ngoài phải có tài liệu chứng minh về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức chi trả thu nhập ở nước ngoài.
Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân
STT | Các trường hợp thu nhập hai nơi | Nơi nộp hồ sơ |
1 | Hai nơi đều là thu nhập vãng lai (không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng thời hạn < 3 tháng) | Tự quyết toán tại nơi cư trú |
2 | Hai nơi trong đó 01 nơi là thu nhập vãng lai dưới 10 triệu đồng/tháng đã khấu trừ và không có nhu cầu quyết toán phần thu nhập này, một nơi là thu nhập cố định, ký hợp đồng lao động >3 tháng | Được ủy quyền quyết toán thuế thay |
3 | Hai nơi trong đó 01 nơi là thu nhập vãng lai trên 10 triệu đồng/tháng đã khấu trừ và không có nhu cầu hoặc có nhu cầu quyết toán phần thu nhập này, một nơi là thu nhập cố định, ký hợp đồng lao động >3 tháng | Tự quyết toán thuế tại nơi cư trú |
4 | Hai nơi đều là ký hợp đồng lao động dài hạn >3 tháng và hiện đang làm việc ở cả hai nơi tới thời điểm quyết toán | Tự quyết toán thuế tại nơi trả thu nhập mà cá nhân này đăng ký giảm trừ cá nhân + người phụ thuộc |
5 | Xuất hiện thu nhập ở hai nơi nhưng không phải đồng thời như các trường hợp nghỉ việc tại 1 doanh nghiệp A sau đó chuyển sang doanh nghiệp B làm việc ký hợp đồng dài hạn thì không được coi là thu nhập hai nơi. | Tự quyết toán thuế tại nơi cư trú |
6 | Ký hợp đồng vãng lai nhiều lần trong năm với cùng 1 đơn vị trả thu nhập mà tổng thời gian ký hợp đồng từ 3 – dưới 12 tháng | Tự quyết toán thuế tại nơi cư trú |
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế tncn
Hạn nộp là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm trùng với hạn nộp quyết toán báo cáo tài chính cuối năm của doanh nghiệp.
Như vậy là chukysotphcm.net đã hướng dẫn và chia sẻ cho bạn cách tính thuế tncn và khái niệm về thuế thu nhập cá nhân, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.